Hoạt động – Caritas – https://tintuc4.samba.vn Dịch vụ thiết kế web chuẩn SEO uy tín, cung cấp theme Wordpress dựng sẵn nhiều lĩnh vực và tối ưu cho mọi thiết bị Fri, 12 Apr 2019 14:59:11 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.0.3 https://tintuc4.samba.vn/wp-content/uploads/2019/04/logo-caritas.png Hoạt động – Caritas – https://tintuc4.samba.vn 32 32 Niềm vui chia sẻ với người vô gia cư của Cha Vincenzo Bordo https://tintuc4.samba.vn/niem-vui-chia-se-voi-nguoi-vo-gia-cu-cua-cha-vincenzo-bordo/ https://tintuc4.samba.vn/niem-vui-chia-se-voi-nguoi-vo-gia-cu-cua-cha-vincenzo-bordo/#respond Fri, 12 Apr 2019 11:34:47 +0000 http://caritas.w2steam.com/?p=140 “Tôi tớ của Chúa”

Cha Vincenzo Bordo là một thừa sai dòng Hiến sĩ Đức Mẹ, được người dân Hàn biết đến với tên tiếng Hàn là cha Kim Ha-jong, nghĩa là “tôi tớ của Chúa”.

Việc được chọn làm người cầm đuốc cho Thế vận hội là điều thật bất ngờ với cha Vincenzo. Một hôm cha Vincenzo nghe điện thoại reo; trả lời điện thoại, cha nghe đầu dây bên kia nói: “Alô, đây là Ủy ban Olimpic của Hàn quốc”. Lập tức cha Vincenzo nghĩ: “Chắc họ biết về kỹ năng đua xe đạp của mình và muốn triệu tập mình vào đội tuyển quốc gia.” Ý nghĩ đó chỉ chợt thoáng qua và rồi một ý nghĩ khác xuất hiện: “Nhưng mà tại Thế vận hội mùa đông thì không có môn đua xe đạp.” Vậy thì chuyện gì đây? Thế là cha chăm chú lắng nghe hơn. Đầu dây bên kia tiếp tục nói: “Tôi gọi cha bởi vì tôi muốn có một trong những người cầm đuốc Thế vận hội.” Cha Vincenzo đáp lời: “Xin lỗi, có thể có sự nhầm lần. Tôi là Vincenzo Bordo và tôi là một người Ý.” Bên kia tiếp tục nói: “Có, chúng tôi biết điều đó.” Cha cũng nói tiếp: “Nhưng tôi là một người ngoại quốc.” Cha nghe họ trả lời: “Chính vì thế mà chúng tôi gọi cha. Tinh thần Thế vận hội là tinh thần huynh đệ toàn cầu và lòng hiếu khách và qua cử chỉ này chúng tôi muốn nói với đồng bào của chúng tôi rằng tất cả những người sống và làm việc ở đây là một phần của dân tộc này, không có sự phân biệt đối xử hay định kiến và họ là một phần của lịch sử tuyệt vời mà chúng ta đang cùng nhau xây dựng.”

Và thật như thế! Sau 29 năm truyền giáo tại Nam Hàn, cha Vincenzo đã được nhập tịch và có quyền công dân, hộ chiếu và cả tên tiếng Hàn. Những hoạt động đặc biệt, sự gần gũi với người nghèo đã giúp cha được người Hàn quốc quý trọng, cảm mến và biết ơn và cha cũng được các tổ chức uy tín nhìn nhận. Do đó, không có gì lạ khi ngay cả Tổng thống Moon Jae-in, một nhà lãnh đạo người Công giáo, cũng muốn trao tặng huy chương dân sự cho “Ngôi nhà Anna” của cha, ngôi nhà do cha thành lập ở thành phố Suwon, nơi mà mỗi ngày, với sự giúp đỡ của hàng chục tình nguyện viên, đón tiếp và cung cấp bữa ăn cho hơn 500 người nghèo, những người bị thiệt thòi và những người nghèo khổ. Tổng thống Moon muốn trao cho cha “huy chương danh dự quốc gia” vì sự phục vụ vô vị lợi dành cho những người dễ bị tổn thương nhất và vì lợi ích chung.

Cha Bordo kể với báo “Quan sát viên Roma” cảm xúc và sự bất ngờ tại buổi lễ được tổ chức vào ngày 26.02 vừa qua (2019) tại Nhà Xanh – Phủ Tổng thống Hàn quốc –  ở Seoul và cho biết: “Tôi đã yêu cầu Tổng thống Moon phát triển một “Học viện Hy vọng”, mà qua các cuộc gặp gỡ với những người quan trọng trong công việc phục vụ cộng đồng hoặc tình nguyện, giúp những người trẻ tuổi khám phá lại các giá trị như sự đoàn kết, hiếu khách, phục vụ và tôn trọng”.

“Ngôi nhà Anna”

Cha Vincenzo đã thành lập “Ngôi nhà Anna” vào năm 1998, sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, khi hàng ngàn công dân mất việc và phải sống trên đường phố. Cha chia sẻ: “Thật không dễ để tìm và gặp những người nghèo mới trong xã hội sang trọng này, thậm chí họ xấu hổ về tình trạng của họ”.  Trong những năm qua, cha Vincenzo đã học cách nhìn để nhận ra có bao nhiêu “người vô hình trong xã hội Hàn Quốc”, và họ cũng là “người vô hình” ngay cả đối với Giáo hội. Từ thực tế này, cha Vincenzo bắt đầu cuộc hành trình của mình, theo Tin mừng, gần gũi và thương xót. Và giữa sự hoài nghi của mọi người, cha thành lập trung tâm tiếp nhận đầu tiên, với một căng tin nơi cha có thể nuôi người nghèo hàng ngày. Công việc đã phát triển theo năm tháng, nhất là nhờ các nhà tài trợ cá nhân.

Nhưng, đi vào trong các khu ổ chuột và các vùng ngoại ô của các thành phố giàu có và hào nhoáng của Hàn Quốc, các nhà truyền giáo còn đụng phải tình trạng chìm đắm của những thanh thiếu niên không có gia đình. Và không dừng lại ở việc quan sát. Cha Vincenzo không chờ đợi họ đến tìm sự giúp đỡ. Cha nói: “Khi biết rằng có 200.000 thanh thiếu niên sống trên đường phố, tôi không thể tiếp tục chỉ đứng trên bục giảng để giảng về Chúa Giêsu, Đấng đã bỏ 99 con chiên để tìm kiếm một con bị lạc”.

Vào chiều tối, cha Vincenzo lái một chiếc xe buýt đặc biệt đi tìm các thanh thiếu niên bị gia đình và xã hội bỏ rơi, những người chạy trốn khỏi mọi người và mọi thứ. Cha Vincenzo cho biết, tại Suwon, “mỗi năm có khoảng 2000 trẻ em rời khỏi trường học và gia đình. Chỉ một số ít trong số các em được đến các trung tâm tiếp nhận. Những em khác có nguy cơ hủy hoại cuộc đời tươi trẻ của họ trong rượu chè, mại dâm, trộm cắp, bạo lực, ma túy, tội phạm và nhà tù”. Cha đã thành lập một mạng lưới tương trợ, có thể đón nhận, hỗ trợ các em và dần dần tái hòa nhập các em vào bối cảnh của gia đình và xã hội.

Hồng Thủy – Vatican

]]>
https://tintuc4.samba.vn/niem-vui-chia-se-voi-nguoi-vo-gia-cu-cua-cha-vincenzo-bordo/feed/ 0
Ban khuyến học – Caritas Việt Nam: trải nghiệm để chắp cánh ước mơ https://tintuc4.samba.vn/ban-khuyen-hoc-caritas-viet-nam-trai-nghiem-de-chap-canh-uoc-mo/ https://tintuc4.samba.vn/ban-khuyen-hoc-caritas-viet-nam-trai-nghiem-de-chap-canh-uoc-mo/#respond Fri, 12 Apr 2019 11:33:04 +0000 http://caritas.w2steam.com/?p=137 Có lẽ cuộc sống cần nhiều hơn những trải nghiệm, những quan sát. Những hình ảnh trên ti-vi, những câu chuyện được mô tả cách tỉ mỉ trong truyện, những vần thơ được dệt cách khéo léo trong sách vở cũng không thể nào lột tả hết được cảm xúc chân thật bằng một chuyến đi thực tế, để ta có được những cảm nhận thật đời thường, thật dung dị. Chuyến đi đầy ý nghĩa đến thăm từng gia đình của các em trong chương trình Con Đường Sáng – Caritas Slovakia ở các Giáo phận Thái Bình, Hà Tĩnh và Huế đã mang lại cảm nghiệm đó cho chúng tôi – ban khuyến học Caritas Việt Nam.

Tiếp cận với các em trong chương trình nhận học bổng, được biết nhiều em có ước mơ thật lớn là muốn làm bác sĩ để sau này có thể khám chữa bệnh cho bố mẹ, cho các thành viên trong gia đình, giúp hàng xóm và nhất là những người nghèo khổ. Tại sao phần lớn các em lại có ước mơ cao như vậy? Thực tế là vì các em đang sống trong hoàn cảnh rất khó khăn, mơ cao với hy vọng sẽ phá vỡ được cái vòng luẩn quẩn của nghèo đói mà cha mẹ các em đang phải đối mặt hàng ngày. Chúng ta cần chung tay để giúp các em đạt được ước mơ ấy. Việc đầu tư cho các em kém may mắn nhất để cho chúng một cơ hội công bằng trong cuộc sống không chỉ là điều nên làm, mà còn là cách hữu hiệu giúp các em nâng cao kiến thức qua việc học, cải thiện đời sống và dần phá vỡ vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói.

Đến thăm em Đoàn Bảo Ngọc, lớp 4, thuộc giáo xứ Hưng Yên, Thái Bình, chúng tôi không khỏi xót xa khi chứng kiến một hoàn cảnh thật đáng thương: Bố mất khi em mới 2 tháng tuổi và khi em được 15 tháng thì mẹ bỏ đi có lẽ vì không chịu được cảnh túng thiếu. Lớn lên trong hoàn cảnh không cha không mẹ, em trở nên ít cười, ít tương quan với bạn bè, nét buồn luôn trực diện trên khuôn mặt ngây thơ với đôi mắt thật nhiều cảm xúc. Hiện giờ em đang sống cùng bà nội đau liệt giường vì bị tai biến. Nên em trở thành “tay hòm chìa khóa” bất đắc dĩ trong nhà. Hàng ngày em vẫn đến trường, tan học em về lo cơm nước cho bà nội. Bà nằm đó đã lâu không thể ngồi dậy và mọi sinh hoạt của bà diễn ra trên chiếc giường cũ. Đó cũng chính là “cái nôi” của em khi đêm về, vì trong nhà có còn gì giá trị hơn ngoài chiếc giường cũ đâu. Nằm cạnh bà, nhiều đêm em cũng nhớ đến cha mẹ mình; ước mơ về một cuộc sống đong đầy tiếng cười và niềm vui của một gia đình đúng nghĩa ẩn hiện trong giấc mơ của em mỗi khi đêm buông màn. Lúc này, hơn ai hết, bà nội cần có em bên cạnh; và em cũng cần có bà để làm chốn có nơi đi về. Hai bà cháu trở thành điểm tựa cho nhau và giúp nhau vượt qua những khó khăn trước mắt. Chúng ta nên làm gì để giúp em thực hiện ước mơ riêng mình?

Em Đoàn Bảo Ngọc và Bà Nội
Em Đoàn Bảo Ngọc và Bà nội

Đường về Giáo xứ Thái Sa, Thái Bình quanh co, len lỏi cũng giống như đời sống hiện tại của người dân làng chài Thủy Cơ vậy. Họ đang len lỏi men bờ sông Hồng đánh bắt cá tôm bằng những kỹ thuật và ngư cụ thủ công thô sơ để kiếm sống. Làng chài Thủy Cơ gồm những hộ dân nghèo nhất thôn. Hầu hết bà con không có đất ở, lấy thuyền làm nhà, lênh đênh trên sông Hồng kiếm cơm cháo đắp đổi qua ngày. Vì thế, con cái sinh ra theo cha mẹ học nghề chài lưới chứ không có đủ điều kiện học hành. Hàng ngày đối diện với những khó khăn, ngư dân nơi đây dần ý thức được việc cần phải cải thiện đời sống của thế hệ con cháu, cho chúng được no ấm và được đến trường. Từ suy nghĩ đó, một số hộ dân lên bờ mua đất dựng nhà, lấy chỗ cư ngụ cho con cháu đi học. Tuy nhiên, họ vẫn phải bám sông để sống, cuộc sống còn rất nhiều thiếu thốn và khó khăn. Để đến trường, hàng ngày các em ở làng chài phải đi qua một đoạn đường lầy lội trơn trượt, đi bộ đã khó, nếu có xe đạp càng không thể đi. Có em đã mất cha hoặc mẹ, có em may mắn được sống với cả hai, nhưng rất chật vật trong cuộc sống.

Em Trần Thị Liên thật rụt rè và ít nói khi được hỏi chuyện. Em đang học lớp 2 và may mắn được sống cùng với cả cha và mẹ trên chiếc thuyền nhỏ, nhưng cha em bị bại liệt nên rất khó khăn trong việc di chuyển. Vì thế, mẹ em chính là người hy sinh gánh vác mọi việc trong gia đình và để cho em được đến trường.

Em Trần Thị Liên
Em Trần Thị Liên và Cha

Cũng ở Thái Sa, len lỏi trong các ngõ xóm, chúng tôi dừng chân tại một ngôi nhà không có bố mẹ, chỉ có ông bà và các cháu. Ngôi nhà cũ, ông bà lớn tuổi, 4 cháu nhỏ bám lấy ông bà để sống vì bố mẹ chúng bỏ nhau và bỏ chúng lại để đi tìm cuộc sống mới cho riêng mình; còn gì cám cảnh hơn. Nhìn vẻ mặt và ánh mắt của bà và cháu, chúng tôi phần nào hiểu được họ đang cần gì. Dù khó khăn chồng chất, ông bà vẫn cố gắng cho các cháu đến trường để biết cái chữ với người ta, cùng với mong ước sau này có được cuộc sống tốt hơn.

Đến với Giáo xứ Tiên Nộn thuộc Giáo Phận Huế, chúng tôi ghé thăm em Phan Thị Diễm Quỳnh, lớp 5. Em đã rất xúc động và không thể chia sẻ nhiều khi hỏi về hoàn cảnh của gia đình mình. Cả em và cha mẹ em đã phải đánh đổi nhiều thứ để em được đi học, em phải chấp nhận sống xa cha mẹ, ở với bà nội. Hai bà cháu ở nhờ trong nhà của một người bà con. Sống thiếu tình thương của cha mẹ, em được bà nội chăm sóc, nhưng cũng không đủ để bù đắp lại mối thân tình ràng buộc giữa cha mẹ và con cái.  Chính vì thế em hay khóc và ẩn giấu một nét buồn trên khuôn mặt bầu bĩnh.

Em Phan Thị Diễm Quỳnh và Bà nội

Cũng tại giáo xứ Tiên Nộn, gia đình em Võ Cao Thiện Thanh đang gặp rất nhiều bế tắc khi người bà sống chung đau nặng, cha em bị bệnh viêm khớp rất đau nhức, mẹ làm hương chẳng đủ trang trải cho cả gia đình. Em đang học lớp 5, vừa đi học vừa phụ mẹ những việc cần. Nhìn khung cảnh gia đình như không có tương lai, thật thương tâm.

Em Võ Cao Thiện Thanh (áo xanh) cùng Mẹ và em trai

Em Đàm Quang Ánh, thuộc nhóm được giúp đỡ của Giáo xứ Xuân Sơn, Giáo phận Hà Tĩnh. Em đang học lớp 9, hàng ngày em phải đi một đoạn đường khá xa khoảng gần 10km để đến được trường. Em không có xe đạp nên thường đi nhờ xe bạn. Cha mẹ em đi chăn trâu và làm thuê. Em không chia sẻ nhiều về gia đình mình, chỉ khi chúng tôi tìm đến tận ngôi nhà tranh tàn tạ thì mới biết hết hoàn cảnh đáng thương của em.

Em Đàm Quang Ánh

Còn rất nhiều trường hợp các em ở những nơi khác như Giáo xứ Chúc A, Giáo xứ Tam Trang thuộc Giáo Phận Hà Tĩnh hay Linh Thủy thuộc Giáo Phận Huế, đang phải chiến đấu với những hoàn cảnh khó khăn khác nhau để được đến trường. Thấy được tinh thần hiếu học của các em và sự nỗ lực của các gia đình, chúng tôi nhận thấy mình cần cố gắng để giúp các em đạt được ước mơ đời mình.

Dù còn nhiều khó khăn phía trước nhưng với sự hỗ trợ của Con Đường Sáng và sự cộng tác tích cực của Caritas các giáo phận, mong rằng Con Đường Sáng mãi sáng và chiếu sáng ngày một xa hơn, để chắp cánh cho những ước mơ của các em kém may mắn được thành hiện thực trong cuộc sống.

Ban Khuyến Học – Caritas Việt Nam

]]>
https://tintuc4.samba.vn/ban-khuyen-hoc-caritas-viet-nam-trai-nghiem-de-chap-canh-uoc-mo/feed/ 0
Đức Thánh Ca gặp các tham dự viên Hội nghị Quốc tế về nạn buôn người https://tintuc4.samba.vn/duc-thanh-ca-gap-cac-tham-du-vien-hoi-nghi-quoc-te-ve-nan-buon-nguoi/ https://tintuc4.samba.vn/duc-thanh-ca-gap-cac-tham-du-vien-hoi-nghi-quoc-te-ve-nan-buon-nguoi/#respond Fri, 12 Apr 2019 11:31:41 +0000 http://caritas.w2steam.com/?p=134 Trong bài huấn dụ của Đức Thánh Cha với các tham dự viên, Đức Thánh Cha khởi đi từ đoạn Tin Mừng của thánh Gioan (10,10): “Ta đến để cho chiên được sống và sống dồi dào”, để nói về sứ mạng của Chúa Giêsu: ban sự sống tròn đầy cho tất cả mọi người nam nữ thuộc mọi thời đại theo kế hoạch của Chúa Cha.

Nhưng tiếc là thế giới hiện tại vẫn tồn tại những hoàn cảnh ngược lại, cản trở việc hoàn thành sứ mạng này. Như bảng Định hướng Mục vụ về Nạn Buôn người chỉ ra, “thời đại chúng ta đã đánh dấu sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa quy kỷ, những thái độ có xu hướng xem người khác theo quan điểm duy lợi, coi họ như một giá trị theo tiêu chí tiện lợi và lợi thế cá nhân” (số 17).

“Giữa nhiều thảm kịch đương đại có nạn buôn người, xem người khác là một đối tượng hàng hoá. Bằng nhiều hình thức khác nhau, nó tạo thành một vết thương ‘trong cơ thể của nhân loại đương đại’, một nỗi đau sâu thẳm trong bản tính con người của những nạn nhân gánh chịu cũng như những người thực hiện nó. Thật vậy, nạn buôn người làm mất đi bản tính nhân loại của nạn nhân, xúc phạm tự do và nhân phẩm của họ. Nhưng đồng thời, nó phá hoại nhân tính của những người thực hiện, không cho họ tiếp cận với ‘sự sống dồi dào’. Cuối cùng, nạn buôn người gây thiệt hại nghiêm trọng cho toàn thể nhân loại, xé nát gia đình nhân loại và Thân thể Chúa Kitô. Đây là một tội ác chống lại nhân loại.

“Những người phạm tội này gây thiệt hại không chỉ cho người khác mà còn cho chính họ. Thật vậy, mỗi chúng ta được tạo dựng để yêu thương và chăm sóc người khác, và điều này đạt đến đỉnh điểm nơi việc trao ban chính mình: ‘Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình’ (Ga 15, 13). Trong mối quan hệ mà chúng ta thiết lập với người khác, chúng ta đang đụng đến chính bản tính con người của chúng ta, để mình tiến gần hoặc ra xa mẫu người mà Thiên Chúa Cha muốn và được mặc khải nơi Người Con nhập thể. Do đó, mọi chọn lựa trái với việc thực hiện công trình của Thiên Chúa dành cho chúng ta là sự phản bội bản tính nhân loại của chúng ta và từ bỏ ‘sự sống dồi dào’ được Chúa Giêsu Kitô ban tặng.

“Tất cả các hành động nhằm khôi phục và thăng tiến bản tính nhân loại của chúng ta và của những người khác đều phù hợp với sứ mạng của Giáo hội, như một sự tiếp nối sứ mạng cứu độ của Chúa Giêsu Kitô. Giá trị truyền giáo này thể hiện rõ nơi cuộc đấu tranh chống lại mọi hình thức buôn người và trong việc dấn thân giải cứu những người còn sống sót; đây là cuộc đấu tranh và dấn thân ảnh hưởng đến cả lợi ích trên bản tính nhân loại của chính chúng ta, mở đường cho sự sống viên mãn, đích đến cuối cùng cho sự hiện hữu của chúng ta.”

Đức Thánh Cha đánh giá cao những dấn thân của Giáo hội địa phương về sự quảng đại đảm nhận lĩnh vực mục vụ này, trong đó những người hiện diện tại hội nghị này là một dấu hiệu hữu hình. Rất nhiều sáng kiến đã được đề ra và áp dụng để ngăn chặn nạn buôn người, bảo vệ những người sống sót và truy tố những kẻ phạm tội. Đức Thánh Cha đặc biệt cảm ơn các dòng tu đã và đang hoạt động trong sứ mạng của Giáo hội chống lại nạn buôn người.

Đức Thánh Cha cũng nói đến những việc cần phải tiếp tục làm. Đối diện với một hiện tượng phức tạp và mờ tối như nạn buôn người, thì nhất thiết phải có sự phối hợp trong nhiều sáng kiến ​​mục vụ khác nhau, cả ở cấp độ quốc gia lẫn quốc tế. Các văn phòng phụ trách của các Giáo hội địa phương, các dòng tu và các tổ chức Công giáo được mời gọi chia sẻ kinh nghiệm, kiến ​​thức và tập trung sức mạnh trong hành động liên quan đến các quốc gia nguyên quán, chuyển tiếp và nơi đến của những nạn nhân bị bán.

Hơn nữa, để hành động thích hợp và hiệu quả hơn, thì Giáo hội cũng phải biết tận dụng sự giúp đỡ của các chủ thể chính trị và xã hội khác. Việc hợp tác chiến lược với các cơ cấu và các tổ chức xã hội dân sự khác sẽ đảm bảo kết quả lâu dài và bền vững hơn.

Cuối cùng, Đức Thánh Cha thay mặt những nạn nhân vô tội cám ơn những người tham dự hội nghị, các giáo dân, tu sĩ về những dấn thân nguy hiểm và âm thầm của họ. Và ngài khuyến khích họ tiếp tục kiên trì dấn thân cho sứ mạng này.

Văn Yên, SJ

]]>
https://tintuc4.samba.vn/duc-thanh-ca-gap-cac-tham-du-vien-hoi-nghi-quoc-te-ve-nan-buon-nguoi/feed/ 0
Lời cầu nguyện thành khẩn cho trái đất của chúng ta https://tintuc4.samba.vn/loi-cau-nguyen-thanh-khan-cho-trai-dat-cua-chung-ta/ https://tintuc4.samba.vn/loi-cau-nguyen-thanh-khan-cho-trai-dat-cua-chung-ta/#respond Fri, 12 Apr 2019 11:30:38 +0000 http://caritas.w2steam.com/?p=131 Việc được chọn làm người cầm đuốc cho Thế vận hội là điều thật bất ngờ với cha Vincenzo. Một hôm cha Vincenzo nghe điện thoại reo; trả lời điện thoại, cha nghe đầu dây bên kia nói: “Alô, đây là Ủy ban Olimpic của Hàn quốc”. Lập tức cha Vincenzo nghĩ: “Chắc họ biết về kỹ năng đua xe đạp của mình và muốn triệu tập mình vào đội tuyển quốc gia.” Ý nghĩ đó chỉ chợt thoáng qua và rồi một ý nghĩ khác xuất hiện: “Nhưng mà tại Thế vận hội mùa đông thì không có môn đua xe đạp.” Vậy thì chuyện gì đây? Thế là cha chăm chú lắng nghe hơn. Đầu dây bên kia tiếp tục nói: “Tôi gọi cha bởi vì tôi muốn có một trong những người cầm đuốc Thế vận hội.” Cha Vincenzo đáp lời: “Xin lỗi, có thể có sự nhầm lần. Tôi là Vincenzo Bordo và tôi là một người Ý.” Bên kia tiếp tục nói: “Có, chúng tôi biết điều đó.” Cha cũng nói tiếp: “Nhưng tôi là một người ngoại quốc.” Cha nghe họ trả lời: “Chính vì thế mà chúng tôi gọi cha. Tinh thần Thế vận hội là tinh thần huynh đệ toàn cầu và lòng hiếu khách và qua cử chỉ này chúng tôi muốn nói với đồng bào của chúng tôi rằng tất cả những người sống và làm việc ở đây là một phần của dân tộc này, không có sự phân biệt đối xử hay định kiến và họ là một phần của lịch sử tuyệt vời mà chúng ta đang cùng nhau xây dựng.”

]]>
https://tintuc4.samba.vn/loi-cau-nguyen-thanh-khan-cho-trai-dat-cua-chung-ta/feed/ 0
Caritas Phan Thiết: tổ chức trao xe lăn cho người khuyết tật https://tintuc4.samba.vn/caritas-phan-thiet-to-chuc-trao-xe-lan-cho-nguoi-khuyet-tat/ https://tintuc4.samba.vn/caritas-phan-thiet-to-chuc-trao-xe-lan-cho-nguoi-khuyet-tat/#respond Fri, 12 Apr 2019 11:28:58 +0000 http://caritas.w2steam.com/?p=128 Sáng ngày 10/04/2019, Caritas Phan Thiết hân hạnh được đón tiếp Hội American Wheelchair Mission và Sr Nguyễn Hồng Hà, anh Trương Văn Lộc Gia đại diện văn phòng Caritas Việt Nam đến thăm và trao tặng 50 chiếc xe lăn, 10 chiếc xe lắc cùng một số gậy, khung cho các bệnh nhân và người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn trong Giáo Phận tại các điểm: Giáo xứ Vũ Hòa (Hạt Đức Tánh), Tu Đoàn Bác Ái Xã Hội (Hạt Hàm Tân), Giáo xứ Hiệp Đức (Hạt Hàm Thuận Nam), và Văn phòng Caritas (Hạt Phan Thiết).

Đây thực sự là món quà ý nghĩa, thiết thực nhằm hỗ trợ các bệnh nhân và người khuyết tật có phương tiện di chuyển, thuận tiện trong việc sinh hoạt, tự chăm sóc bản thân, giúp NKT giảm bớt được gánh nặng cho những người thân trong gia đình, từ đó tạo điều kiện cho họ sống vui vẻ, tự tin và vươn lên hòa nhập với cộng đồng.

Đó cũng là món quà cao quý, là lời động viên tinh thần thể hiện tình liên đới yêu thương, sự quan tâm và chia sẻ của các mạnh thường quân dành cho các bệnh nhân và người khuyết tật tại Giáo phận Phan Thiết.

Đúng 10 giờ đoàn đã tới Giáo xứ Vũ Hòa là điểm đầu tiên thăm và trao xe cho người khuyết tật. Ở đây, đoàn đã được Cha Quản xứ Giuse Nguyễn Tiến Dũng cũng là Cha Đặc trách Caritas Hạt Đức Tánh, đón tiếp cách nồng hậu. Các bệnh nhân cũng đã đến từ sớm để được nhận những chiếc xe lăn, xe lắc như là phương tiện giúp họ tiếp tục tiến bước trong cuộc sống cũng như trong công việc mưu sinh hàng ngày của bản thân.

Kết thúc trao tặng xe lăn tại giáo xứ Vũ Hòa, đoàn tiếp tục di chuyển về Tu Đoàn Bác Ái Xã Hội. Vừa tới nơi chúng tôi nhìn thấy các bệnh nhân tập trung đầy đủ và đang chờ đợi trong bầu khí vui tươi, náo nhiệt. Bên cạnh đó, đoàn còn nhận được sự đón tiếp nồng nhiệt của Quý Thầy trong Tu Đoàn, ban Caritas Hạt Hàm Tân. Tại đây, đoàn trao tặng những chiếc xe lăn, xe lắc và gậy cho bệnh nhân cũng như  người khuyết tật. Mặc dầu trời đã khá trưa với cái nắng nóng của khí hậu, nhưng đoàn vẫn cố gắng tiếp tục công việc của mình và di chuyển về Giáo xứ Hiệp Đức, ở đây đoàn được Cha Quản xứ, Caritas Giáo xứ ân cần đón tiếp mời dùng cơm trưa tại Giáo xứ và sau đó đoàn thăm hỏi trao xe lăn cho các bệnh nhân tại Hạt Hàm Thuận Nam.

Kế tiếp, đoàn di chuyển về tòa Giám Mục. Đây là điểm cuối của chuyến thăm và trao tặng, với những chiếc xe lăn, xe lắc còn lại đã được đoàn trao cho người khuyết tật thuộc hạt Phan Thiết. Có một số người khuyết tật và bệnh nhân sức khỏe quá yếu, di chuyển khó khăn không đến trực tiếp nhận xe được, thì những người thân đã thay mặt nhận giúp. Trên khuôn mặt của mọi người rạng rỡ nụ cười và tràn đầy niềm vui, hạnh phúc.

Mặc dầu bệnh nhân và những người khuyết tật rải rác thuộc nhiều địa điểm, cách xa nhau nhưng đoàn đã không quản ngại khó khăn, sắp xếp thời gian trong một ngày để đến thăm hỏi, khích lệ và tận tay trao xe cho bệnh nhân và người khuyết tật. Đây quả là một việc làm cao quý đầy tình yêu không sao diễn tả hết bằng lời được.

Đại diện cho những bệnh nhân, người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn, Cha Phêrô Nguyễn Đình Sáng Giám đốc Caritas Phan Thiết, hết lòng tri ân Hội American Wheelchair Mission và Caritas Việt Nam, cùng quý ân nhân, các mạnh thường quân xa gần, đã quảng đại chia sẻ những món quà đầy ý nghĩa mang lại niềm vui, hạnh phúc cho họ trong cuộc sống.

Chúng con cũng xin chân thành cám ơn Quý Cha xứ, Quý Thầy Tu Đoàn Bác Ái Xã Hội, ban Caritas các Giáo xứ đã cùng đồng hành, cộng tác với chúng con trong việc thăm hỏi, khảo sát để những bệnh nhân và người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ nhận xe hôm nay.

Nguyện xin Thiên Chúa luôn đồng hành, chúc lành và trả công bội hậu cho tất cả Quý vị.

BTT Caritas Phan Thiết

]]>
https://tintuc4.samba.vn/caritas-phan-thiet-to-chuc-trao-xe-lan-cho-nguoi-khuyet-tat/feed/ 0
Caritas Phát Diệm: sự sống kỳ diệu Chúa ban https://tintuc4.samba.vn/caritas-phat-diem-su-song-ky-dieu-chua-ban/ https://tintuc4.samba.vn/caritas-phat-diem-su-song-ky-dieu-chua-ban/#respond Fri, 12 Apr 2019 11:27:44 +0000 http://caritas.w2steam.com/?p=125 Sinh ra trên đời ai cũng muốn có cuộc sống vui tươi với những người thân và với tất cả mọi người, nhưng có lẽ điều đó không phải bất cứ ai muốn cũng được.  Có những em sinh ra được mạnh khoẻ, được tung tăng đến trường, nhưng cũng có những em không may khi vừa sinh ra đã phải đi cấp cứu mổ tim.

Cuối năm 2018 tại Ninh Bình huyện Kim Sơn, xã Kim Trung, cháu Nguyễn Văn Tú sinh ngày 09/12/2018 vừa cất tiếng chào đời thì đã phát hiện bệnh tim, cháu phải nhập viện ngay, cháu được các bác sĩ khám và xác định là bị hở động mạch vành, cháu được làm phẫu thuật luôn. Vừa cất tiếng chào đời, những đường dao và mũi chỉ đã là người bạn đồng hành với cháu, thật tội nghiệp. Chớ trêu thay, gia đình cháu cũng không nằm ngoài danh sách những gia đình nghèo trong xã, vì tình thương cha mẹ cháu đã cố chạy vạy từng đồng để lo cho con. Tưởng chừng như sau khi phẫu thuật cháu được vui sống với gia đình, với mọi người, với cuộc đời, nhưng không, sau 2 tháng theo dõi và điều trị thì ngày 20/01/2019 cháu được các bác sĩ cho xuất viện và nói rằng không thể chữa được. Vâng theo lời bác sĩ gia đình đã đưa cháu về trong thất vọng, mọi người đã buông xuôi mọi thứ, nhưng thật lạ thay, về nhà được một thời gian ngắn, sức khỏe cháu được phục hồi, cháu khỏe lại, ăn uống bình thường, mọi người ai nấy đều ngạc nhiên, thật là một điều kỳ diệu, cảm tạ Chúa vì tình yêu tuyệt vời Chúa làm cho con người.

Để có được ngày hôm nay và đặc biệt là được phẫu thuật, cháu Tú cùng gia đình không quên cám ơn đến tất cả mọi người đã giúp đỡ gia đình, cách đặc biệt là hội St Lucas và quý Ân Nhân. Nhờ tấm lòng hảo tâm của Hội mà gia đình có được thêm niềm vui, sự bình an và niềm an ủi lớn lao.

Trước sự bất lực của con người thì Thiên Chúa cho thấy Người là Đấng Toàn Năng có quyền trên sự sống và cái chết. Nhưng mấy ai đã nhận ra, thậm chí có người còn cố gắng bằng mọi cách ngăn cản sự sống ấy bằng việc phá thai. Chứng kiến sự đấu tranh giữa cái sống và cái chết của cháu Tú mọi người nhận ra món quà sự sống là chính tình yêu và lòng thương xót bao la Chúa dành cho con người thật quá lớn lao. Không một khoa học nào cũng như không một phát minh, hay một thế lực nào có thể ngăn cản được điều tốt lành Chúa muốn dành cho con cái của Người.

Văn phòng Caritas Phát Diệm
Một số hình ảnh bé Nguyễn Văn Tú

]]>
https://tintuc4.samba.vn/caritas-phat-diem-su-song-ky-dieu-chua-ban/feed/ 0